Tổng quan về khu công nghệ cao quận 9 TPHCM ( SHTP )
Trang chủ » Tổng Quan Khu Công Nghệ Cao Quận 9? Danh sách công ty đang hoạt động 2020
Hiện nay khi nhắc tới bất động sản quận 9 nói riêng, Đông Sài Gòn nói chung. Khu công nghệ cao luôn được nhắc đến như một địa điểm có khả năng thu hút khách hàng. Vậy điều gì đã làm nên sức hút của khu công nghệ cao quận 9 TPHCM vậy? Mời quý A/C cùng tìm hiểu: Tổng quan về khu công nghệ cao quận 9 và danh sách các công ty đang hoạt động tại đây.
#1. Vị trí của khu công nghệ cao quận 9
Khu công nghệ cao TPHCM nằm ở phường Tân Phú quận 9 được đánh giá là có vị trí địa lý chiến lược khi mà:
– Nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của TPHCM
– Một phía giáp xa lộ Hà Nội, một mặt giáp đường vành đai 2
– Nằm gần tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên
– Có 42 khu công nghiệp và khu chế xuất nằm cạnh và xung quanh khu công nghệ cao
– Nằm gần với khu ĐHQG TPHCM
Khoảng cách kết nối từ khu công nghệ cao đến trung tâm:
- Cách quận 1 15km
- Cách cảng Cát Lái 4km
- Cách sân bay Tân Sơn Nhất 18km.
Trong tương lai khi đường vành đai 3 hoàn thành: Khoảng cách từ khu công nghệ cao đến các thành phố vệ tinh ở Đồng Nai, Long An, khu công nghiệp lớn ở Vũng Tàu sẽ giảm xuống đáng kể.
Điều này hứa hẹn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia, trí thức làm việc và sinh sống.
#2. Quy mô
Khu công nghệ cao TPHCM có quy mô tổng cộng 913ha được phân làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 có quy mô 326ha và giai đoạn 2 có quy mô 587ha.
Bao gồm các phân khu:
- Khu sản xuất công nghệ cao
- Khu nghiên cứu – phát triển đào tạo – vườn ươm
- Khu quản lí – dịch vụ công nghệ cao
- Khu nhà ở: ( khu ở công cộng và khu chuyên gia )
- Khu cây xanh – mặt nước
- Khu hạ tầng kỹ thuật đầu mối
- Khu công nghiệp hỗ trợ
- Khu hậu cần
- Khu bảo thuế.
Đến năm 2020, cơ bản khu công nghệ cao đã hoàn thành được 80%.
Ngoài ra, tháng 6/2019 mới đây, chính phủ vừa công bố thành lập thêm một khu công nghệ cao số 2 nằm tại phường Long Phước, quận 9 có quy mô 166ha. Để liên kết và hỗ trợ toàn diện cho khu công nghệ cao 1 tại.
#3. Mục đích hình thành
Về mục đích hình thành, theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 Luật Công nghệ cao 2008. “Khu công nghệ cao là nơi tập trung, liên kết hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đào tạo nhân lực công nghệ cao; sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao.”
Theo PGS TS Lê Hoài Quốc, nguyên Phó ban rồi Trưởng ban quản lý khu công nghệ cao. “Sứ mệnh của SHTP là tạo ra một lực lượng sản xuất mới, ở đây không chỉ là con người mà là máy móc thiết bị hiện đại, tạo ra sản phẩm có hàm lượng chất xám, giá trị gia tăng cao”.
Không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu phát triển các ứng dụng, cung ứng dịch vụ. Khu công nghệ cao còn được hình thành để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao để tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
4 mũi nhọn chính của khu công nghệ cao TPHCM đó là:
– Vi điện tử – Công nghệ thông tin – Viễn thông;
– Cơ khí chính xác – Tự động hóa;
– Công nghệ sinh học áp dụng trong dược phẩm và môi trường
– Năng lượng mới – Vật liệu mới – Công nghệ Nano.
#4. Lịch sử hình thành và phát triển
Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTP – Saigon Hi-tech Park) được thành lập ngày 24/10/2002. Đây là 1 trong 3 khu công nghệ cao Quốc gia cho Thủ tướng Chính phủ thành lập gồm: khu công nghệ cao Hòa Lạc, khu công nghệ cao Đà Nẵng và khu công nghệ cao TPHCM.
Tính đến năm 2020, khu công nghệ cao TPHCM đã có 18 năm hình thành phát triển.
Đây hiện là nơi đất nhà máy của nhiều tập đoàn lớn thế giới như:
- Intel của Mỹ với số vốn là 1,04 tỷ USD;
- Samsung của Hàn Quốc với số vốn là 2 tỷ USD;
- Nipro của Nhật Bản với số vốn 300 triệu USD;
- Nidec của Nhật Bản với số vốn là 296 triệu USD;…
Khu công nghệ cao TPHCM đã nhận 156 dự án với tổng vốn đầu tư vào khoảng 7,1 tỷ USD, 73/156 dự án đã được tiến hành thực hiện.
Xem đầy đủ danh sách 123 công ty đang hoạt động tại khu công nghệ cao TPHCM tại đây: http://www.shtp.hochiminhcity.gov.vn/TinTuc/doanhnghieptrongkcnc/Lists/DSDoanhNghiep/danhsachdn.aspx
SHTP là trọng điểm phát triển của thành phố sáng tạo phía đông
Trong tương lai, khu công nghệ cao quận 9 sẽ trở thành 1 trong 3 trụ cột chính của thành phố mới cùng với trung tâm tài chính Thủ Thiêm ở quận 2 và khối ĐHQG TPHCM ở quận Thủ Đức. Tập trung nhiều tập đoàn lớn và các chuyên gia quốc tế, trong nước tới làm việc và sinh sống.
Tại đây cũng đã hình thành các trung tâm đào tạo, trung tâm nghiên cứu, xưởng thực hành tự động hóa,… để tạo điều kiện học tập cho nguồn nhân lực trẻ.
Một số dự án đào tạo của những đơn vị lớn đã được cấp phép như Viện nghiên cứu đào tạo Hutech, đại học Fulbright, đại học FPT, trường đào tạo VietJet Air,…
Với những kết quả đạt được và sự đầu tư bài bả từ nhà nước. Khu công nghệ cao sẽ trở thành một trụ cột quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và trong sự phát triển của khu đô thị sáng tạo phía Đông. Trong tương lai, thành phố phía Đông sẽ thu hút 1 triệu người tới sinh sống và làm việc, trong đó đa phần là các chuyên gia, trí thức và gia đình.
Đó là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới bất động sản khu vực quận 9 nói riêng và Đông Sài Gòn nói chung.
Hiện tại ở khu vực quận 9 đã hình thành nhiều dự án khu đô thị cao cấp, bệnh viện, trường đại học, trung tâm thương mại.
Một số dự án đáng quan tâm ở gần khu công nghệ cao như: khu đô thị Đông Tăng Long, khu compound Verosa Khang Điền, Villa Park, Vinhomes Grand Park, Lucasta Khang Điền,…
Mời quý A/C tham khảo
Khu đô thị Đông Tăng Long quận 9 – Dự án nhà phố biệt thự tiềm năng nhất quận 9 năm 2020
Hotline: 0963688066
Website: https://dongtanglong.net.vn/