Thông tin - Bản đồ quy hoạch đường Vành Đai 4 TPHCM năm 2020

Thông tin – Bản đồ quy hoạch đường vành đai 4 TPHCM năm 2020

Vành đai 4 TPHCM là tuyến đường quan trọng trong chiến lược tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ. Đây là con đường mang sứ mệnh kết nối các vùng kinh tế trọng điểm, cảng biển,…phát triển lưu thông hàng hóa, giảm ách tắc giao thông. Bài viết cập nhật mới nhất năm 2020 thông tin và bản đồ quy hoạch chi tiết đường vành đai 4 TPHCM.

#1. Thông tin quy hoạch đường vành đai 4

Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4 TPHCM của UBND TPHCM. Đây là con đường có vai trò quan trọng trong việc tăng tính liên kết vùng kinh tế trọng điểm ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với vùng ĐBSCL.

Đường vành đai 4 kết nối với các điểm quan trọng như: khu đô thị cảng Hiệp Phước, cảng Long An, cảng Phú Mỹ, sân bay quốc tế Long Thành.

Nhờ đó mà kinh tế giao thương và lưu thông hàng hóa được phát triển hơn, tiết kiệm về thời gian và chi phí hơn. Bất động sản cũng là một lĩnh vực được hưởng lợi từ dự án này.

Bản đồ quy hoạch đường vành đai 4 tphcm
Bản đồ quy hoạch đường vành đai 4 tphcm

Theo quy hoạch, đường vành đai 4 sẽ được triển khai xây dựng với các mục tiêu và nội dung quy hoạch dưới đây.

Phạm vi quy hoạch

Đường vành đai 4 có tổng chiều dài là 197,6km, đi qua 5 tỉnh thành gồm: Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An và TPHCM. Tuyến đường sẽ đi qua địa phận 12 huyện thuộc 5 tỉnh thành đó là:

–          01 huyện của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Tân Thành

–          03 huyện của tỉnh Đồng Nai: Long Thành, Trảng Bom, Vĩnh Cửu

–          02 huyện của tỉnh Bình Dương: Tân Uyên, Bến Cát

–          02 huyện của TPHCM: Củ Chi, Nhà Bè

–          04 huyện của tỉnh Long An: Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc

Tiến độ thực hiện

Dự án đường vành đai 4 sẽ được chia thành các dự án thành phần nhỏ và vận hành độc lập theo địa phận hành chính hoặc trục giao thông. Sự phân chia này dựa trên nhu cầu giao thông vận tải của từng khu vực và khả năng huy động vốn đầu tư. Theo quy hoạch thì con đường vành đai 4 sẽ được chia thành 5 đoạn.

–          Đoạn 1: Phú Mỹ – Trảng Bom

Đường vành đai 4 được bắt đầu ở Km 40 + 000 (lý trình đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu) thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đoạn này sẽ chạy song song với quốc lộ 51, đi qua sân bay quốc tế Long Thành và giao với cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây tại Km39 + 150.

Đường vành đai 4 đoạn Phú Mỹ – Trảng Bom có chiều dài là 45,5 km. Mức đầu tư dự kiến vào khoảng 21.000 tỉ đồng.

ban do quy hoach duong vanh dai 3 vanh dai 4
Bản đồ quy hoạch đường vành đai 4 tphcm

–          Đoạn 2: Quốc lộ 1A ở Trảng Bom – Quốc lộ 13 ở Tân Uyên

Chiều dài đoạn đường này là 51,9 km. Tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu vào khoảng 24.000 tỷ đồng. Khi đường vành đai 4 hoàn thành, Bình Dương sẽ là nơi trung gian luân chuyển hàng hóa giữa khu vực Tây Nguyên với Nam Bộ.

–          Đoạn 3: Quốc lộ 1A ở Tân Uyên– Quốc lộ 22 ở Củ Chi

Đường vành đai 4 từ Tân Uyên tới Củ Chi dài 22,8 km. Vốn đầu tư dự kiến cho đoạn này là khoảng 11.000 tỉ đồng.

–          Đoạn 4: Quốc lộ 22 ở Củ Chi – Bến Lức

Đoạn 4 có chiều dài 41,6km, có nút giao cắt với đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương. Mức đầu tư sơ bộ vào khoảng 23.000 tỷ.

–          Đoạn 5: Thị trấn Bến Lức – Cuối tuyến trục Bắc – Nam (khu đô thị cảng Hiệp Phước)

Đoạn cuối cùng của đường vành đai 4 có chiều dài là 35,8km. Khu đô thị cảng Hiệp Phước sẽ là điểm cuối cùng của tuyến đường này.

Vì khả năng kết nối với nhiều cảng biển, sân bay, nên đường vành đai 4 là một dự án quan trọng đối với sự phát triển của cảng Hiệp Phước và khu đô thị Hiệp Phước TPHCM.

Tổng mức đầu tư đoạn 5 dự kiến là khoảng 20.000 tỷ đồng. Hiện tại, đây là tuyến duy nhất được Chính phủ cho phép lập dự án đầu tư.

Nguồn vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư cho đường vành đai 4 là khoảng 98.537 tỷ đồng. Số vốn này chưa bao gồm kinh phí xây dựng các cầu vượt trực thông). Nguồn vốn dự kiến đến từ ngân sách nhà nước, vốn ODA, trái phiếu chính phủ, vốn huy động từ tư nhân và vốn từ khai thác quỹ đất của các địa phương có tuyến đường chạy qua.

Tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng

Đường vành đai 4 được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế là 100km/h. Đường có quy mô 6 – 8 làn xe tùy đặc điểm của từng đoạn. Tổng chiều dài nền đường đối với quy mô 6 làn xe là 67m, 8 làn xe là 74,5m.

Phối cảnh đường vành đai 4 tphcm trong tương lai

Bên cạnh trục đường chính còn có đường song hành và hành lang trồng cây xanh và các công trình hạ tầng kỹ thuật. Đường song hành sẽ có quy mô tối thiểu là 2 làn xe theo tiêu chuẩn TCVN 4054 – 05 hoặc TCXDVN 104 – 2007. Về đầu tư phân kỳ cho đường song hành thì sẽ tùy theo đặc điểm giao thông và mức độ phát triển của khu vực đường chạy qua.

#2. Cập nhật tình hình dự án đường vành đai 4 năm 2020

Tính đến tháng 6/2020 thì dự án đường vành đai 4 vẫn chưa được triển khai. Ngày 8/6/2020 UBND TP.HCM đã có văn bản kiến nghị Bộ Giao thông vận tải sớm triển khai dự án đường vành đai 4. Con đường này có sứ mệnh làm giảm tình trạng ùn tắc giao thông và tăng kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng ĐBSCL.

Trong văn bản kiến nghị, UBND TPHCM đã đề xuất đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư. Giai đoạn 2020 – 2025 cần thông qua chủ trương đầu tư để kêu gọi vốn. Mục tiêu là năm 2025, con đường vành đai 4 sẽ được thi công xây dựng.

Trong quy hoạch xây dựng TPHCM tầm nhìn đến năm 2050, việc xây dựng đường vành đai 4 đóng một vai trò rất quan trọng trong việc liên kết vùng cũng như phát triển kinh tế khu vực.

Giá trị bất động sản những nơi có tuyến đường đi qua sẽ tăng lên nhanh chóng giống như với con đường vành đai 2, vành đai 3 hiện tại.

Hy vọng các thông tin quy hoạch đường vành đai 4 TPHCM sẽ có hữu ích cho người dân và các nhà đầu tư bất động sản.

Khu đô thị Đông Tăng Long quận 9 – Dự án nhà phố biệt thự tiềm năng nhất quận 9 năm 2020

Hotline: 0963688066

Website: https://dongtanglong.net.vn/

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0924727777
Scroll to Top